Bí quyết thực hiện xã hội hóa giáo dục của trường vùng cao
Lượt xem:
Thầy Nguyễn Văn Thư (Trường tiểu học số 2 Chiềng Ken – Văn Bàn, Lào Cai) chia sẻ bí quyết thực hiện xã hội hóa đối với trường vùng cao.
Theo thầy Thư, để thực hiện tốt công tác xã hội hóa, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cần thực hiện tốt những việc sau:
Thứ nhất là phải thật sự yêu nghề, tận tụy với về, yêu trường, yêu lớp, yêu mến các em học sinh. Qua đó người dân trong bản sẽ cảm nhận được tình yêu chân thành của cán bộ, giáo viên dành cho con em họ. Từ đó sẽ đồng hành với nhà trường trong mọi phong trào, hoạt động giáo dục.
Thứ hai, tăng cường tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để để đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân. Khi giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng thì học sinh sẽ lĩnh hội được những kiến thức mà người thầy truyền đạt lại.
Và khi người dân nhận thấy sự tiến bộ toàn diện từng ngày của con em mình sẽ càng tin tưởng và sẵn sàng hợp tác với giáo viên trong các hoạt động.
Thứ ba, cán bộ quản lý phải là người chủ động tham mưu với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương về phạm vi giáo dục được giao quản lý (lưu ý: Tham mưu phải đúng, trúng và phải có tầm nhìn chiến lược.
Thứ tư, là tổ chức dân vận khéo, sẵn sàng, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của người dân, và chia sẻ với dân nhằm tạo sự đồng thuận của phụ huynh. Khi đã tạo được sự đồng thuận thì dù khó đến mấy cũng sẽ thành công.
Thứ năm, cần tranh thủ các nguồn lực khác ngoài xã hội để chăm lo cho học sinh trong trường.
Thứ sáu, là tổ chức sôi nổi các hoạt động giáo dục như: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang bản sắc văn hóa vùng miền.
Trong các hoạt động này nên mời phụ huynh và quần chúng nhân dân cùng nhân dân nhằm tạo sự gắn kết với nhà trường.
Thứ bảy, là khi nhà trường huy động nguồn lực từ nhân dân phải đảm bảo sự công bằng, minh bạch và theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra, giám sát”.
Minh Phong (ghi)