Điểm tựa để các trường tiểu học tự tin đổi mới
Lượt xem:
Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) đã tạo được hiệu ứng tích cực trong xã hội và có sức lan tỏa sâu rộng đến các trường tiểu học.
Theo đó, nhiều trường, nhiều địa phương đã áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo từ kinh nghiệm tổ chức của trường dạy học cả ngày (FDS), bước đầu đã mang lại chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động.
Lan tỏa đến các trường
Là một trường nằm trung tâm của thành phố Lào Cai, do đó Trường tiểu học Lê Ngọc Hân không nằm trong danh sách được hưởng lợi từ Chương trình SEQAP.
Tuy nhiên, từ những lần đến tham quan một số trường tiểu học dạy học cả ngày (FDS) và trực tiếp được chứng kiến những đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, cô Trần Thị Thùy Dung– Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân đã rất tâm đắc với những chuyển biến tích cực trong chất lượng giáo dục của các đơn vị bạn.
Vì vậy, cô thống nhất với Ban giám hiệu nhà trường quyết định lựa chọn những đặc điểm phù hợp nhất của trường FDS để áp dụng vào ngôi trường mình đang gắn bó, công tác.
“Theo đó, từ kinh nghiệm của trường FDS chúng tôi đã và đang vận dụng mô hình tổ chức bán trú cho học sinh, hay như việc thành lập các câu lạc bộ trong nhà trường, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và chương trình xã hội hóa giáo dục cũng được chúng tôi vận dụng để phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường…
Kết quả cho thấy, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên đã năng động hơn, tự tin hơn. Học sinh ham học và yêu thích đến trường hơn.
Nếu như trước đây, cả giáo viên và học sinh của trường đều thiếu tự tin, ngại phát biểu mỗi khi có khách lạ đến trường thì nay, thầy và trò của Trường tiểu học Lê Ngọc Hân hoàn toàn có thể trở thành những “hướng dẫn viên chuyên nghiệp”.
Nói như thế để thấy rằng, sự thành công của các trường FDS đã lan tỏa đến chúng tôi và tác động tích cực đến chất lượng giáo dục của nhà trường”. – cô Dung bộc bạch.
Hay như tại Trường tiểu học Tả Phời (TP Lào Cai), nhà trường có tới 99% học sinh là con em dân tộc thiểu số. Thấy được lợi ích của dạy học cả ngày, thấy dạy học cả ngày được sự phù hợp có nhiều ưu điểm phù hợp với học sinh dân tộc nên cô Hiệu trưởng Vũ Thị Thu Huyền, đã quyết định lựa chọn và áp một số hoạt động của trường FDS, như hướng dẫn sư phạm xây dựng nội dung chương trình và thời khóa biểu dạy học cả ngày.
Với những lớp học cả ngày giáo viên sẽ tăng cường thêm những giờ ôn luyện kỹ năng môn tiếng Việt và môn Toán; tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: Văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục an toàn giao thông, một số chuyên đề tìm hiểu về cuộc sống quê hương và giao lưu các môn học cho học sinh…
Vận dụng linh hoạt từ trường FDS
Thực tế cho thấy, chỉ đạo dạy học cả ngày của Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) rất linh hoạt, các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, thời khóa biểu là một chỉnh thể từ tiết 1 đến tiết 7 (hoặc 8), thời gian tăng thêm tập trung vào việc củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, môn Toán và các hoạt động giáo dục khác, các trường được chủ động trong thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục trên cơ sở chỉ đạo chung của Ngành.
Do đó, chất lượng giáo dục của các trường FDS được nâng cao hàng năm, đáp ứng được yêu cầu của ngành. Chính vì vậy, từ những kết quả đạt được của trường FDS, nhiều địa phương đã thực hiện vận dụng, nhân rộng sang các trường không tham gia SEQAP.
Bà Trần Thị Minh Thu – Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT Lào Cai) – cho biết: “Hiện chúng tôi khuyến khích các trường không tham gia SEQAP vận dụng linh hoạt những ưu điểm của trường FDS vào các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Ví dụ như: Cách tổ chức ăn trưa, mô hình bán trú cho học sinh, phương thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy tăng cường cho môn Tiếng Việt và môn Toán….”.
Tương tự tại tỉnh Cà Mau, ông Vương Hồng Hào – Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT – chia sẻ: “Chúng tôi khuyến khích các trường không nằm trong Chương trình SEQAP có thể tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ trường FDS để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo nội dung và hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Chẳng hạn như: Cách tổ chức các trò chơi dân gian, dạy kỹ năng sống cho học sinh…
Quan điểm của ngành Giáo dục Cà Mau là tổ chức hoạt động phải phong phú, đa dạng, tươi vui, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học và đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh.
Đặc biệt, trải nghiệm sáng tạo phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của nhà trường; phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của học sinh; phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội và yêu cầu giáo dục của từng vùng, miền. Mục đích cuối cùng là góp phần hình thành cho các em năng lực thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị – xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập”.
Còn tại tỉnh Bình Phước, theo ông Trần Văn Thường – Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT), Sở đã chỉ đạo các trường tiểu học trong toàn tỉnh nhân rộng những ưu điểm của các trường SEQAP theo hình thức chuyển đổi từ dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày với các phương án T30 và T35. Theo đó, hiện đã có 21 trường tiểu học không thuộc SEQAP áp dụng theo các phương án này.
“Ngoài ra, Sở cũng nhân rộng đến 21 trường tiểu học áp dụng mô hình bán trú của SEQAP với 331 lớp và hơn 9.000 học sinh học. Đồng thời, chỉ đạo cho các trường nhân rộng cần lưu ý:
Việc xây dựng loại hình các câu lạc bộ và tổ chức các hoạt động giáo dục theo SEQAP cần bám sát mục tiêu giúp học sinh làm quen với cách học mới, tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo” – ông Thường cho hay.
“Với các trường FDS, SEQAP như một đòn bẩy để nâng cao chất
Minh Phong